De xem duoc noi dung, vui long cai dat Flash Player ver 8 tro len

Download Flash Player : http://www.adobe.com/go/gntray_dl_getflashplayer

Thứ tư, 08/05/2024, 02:31 GMT+7
Khi bạn gặp bất kỳ một sự cố máy tính nào... Hãy liên hệ ngay Hotline: (08) 6650 1736. Trung tâm iNET CENTER với dịch vụ sữa chữa máy tính dành cho mọi đối tượng : Uy tín, Chất lượng, Giá sinh viên...
  Trang Chủ
  [iNET] Tin Tức
  Xã hội
  Pháp luật
  Thế giới
  Công nghệ
  Nhịp Sống Trẻ
  Làm đẹp
  Giải trí
  Thể thao
  Hôn nhân - Gia đình
  Tình yêu - Giới tính
  Âm nhạc
  Điện ảnh
  Thời trang
  Chuyện lạ
  Bói vui
  Cười 365 ngày

 Tiêu Điểm
Người đàn ông cưỡng hiếp vợ trong giấc ngủ
Phải tự tin dù mình không đẹp bằng người ta
Hãy thành thật chuyện 'cái ngàn vàng'
Tại sao phụ nữ yêu đàn ông?
Vợ thú nhận ngoại tình, chồng có tha thứ?


De xem duoc noi dung, vui long cai dat Flash Player ver 8 tro len

Download Flash Player : http://www.adobe.com/go/gntray_dl_getflashplayer

  Hôn nhân - Gia đình
Chân dung 'cai' ăn xin
Cập nhật ngày: 26/10/2008, 10:44 GMT+7.
Cậu bé tàn tật gục đầu trên xe lăn dưới cái nắng hanh hao cuối thu, trước mặt là chiếc nắp nhựa đựng vài nghìn lẻ. Bên kia ngã tư, 2 cụ già lưng còng bị 2 đứa bé gái lôi xềnh xệch giữa dòng xe cộ để xin tiền.

Cậu bé gục đầu cam chịu trên xe lăn, trước mặt là cái nắp nhựa để xin tiền

Ngồi xe lăn cũng phải đi ăn xin

Từ nhiều ngày nay, tại khu vực ngã tư Chùa Bộc - Thái Hà - Tây Sơn (TP. Hà Nội) xuất hiện một chiếc xe lăn. Trên đó là một cậu bé mặc chiếc áo trắng kiểu đồng phục học sinh, trên tay áo có phù hiệu “Trường PTCS Tô Vĩnh Diện” màu xanh dương luôn gục đầu vào thành xe.

Phía trước chiếc xe lăn có đặt một chiếc nắp nhựa trắng, bên trong có vài tờ tiền lẻ nên nhìn qua ai cũng có thể biết cậu bé ngồi trên xe lăn dưới nắng chang chang đó để xin tiền người đi đường. Nhưng người ta tuyệt nhiên không thấy cậu bé đó mở miệng hay có bất cứ hành động nào để xin tiền mà chỉ cam chịu gục đầu, ngồi yên.

Thỉnh thoảng, từ một quán nước phía trong vườn hoa trước cổng ĐH Thủy lợi, một cậu nhóc khoảng 11 tuổi, mặc chiếc áo phông sọc vàng chạy về phía chiếc xe lăn, nhanh tay nhặt những đồng tiền mới được người đi đường bỏ vào trong nắp nhựa, đút tọt vào túi quần rồi lại chạy về phía vườn hoa nghịch tiếp.

Ở góc ngã tư đối diện, 1 bà cụ già lưng còng lập cập bước theo một cô bé cũng chỉ khoảng 11 - 12 tuổi, tay run run chìa chiếc nón ra trước mặt để xin tiền những người đang dừng đèn đỏ. Mỗi khi bà cụ đi chậm, con bé cáu kỉnh quay lại, túm tay lôi bà già xềnh xệch qua đường, bất chấp dòng xe cộ đông đúc đang lao tới.

Và tại khu vực vườn hoa trước cửa trường ĐH Công đoàn, một cụ ông rất già với chiếc mũ lưỡi trai rách trên tay cũng phải vất vả mới theo kịp “cô cháu gái” khoảng 15 tuổi, mặc quần bò ống côn đang bước phăm phăm phía trước.

Đến trước mỗi ghế đá, cô cháu gái chỉ khoanh tay đứng nhìn, còn ông cụ run run chìa chiếc mũ ra: “Cô chú cho tui xin mấy đồng ăn cơm”, nghe rất tội nghiệp!

"Cai em" dắt bà lão còng đi xin tiền ở ngã tư Chùa Bộc

17h, khu vực ngã tư trở nên cực kì chật chội bởi hàng ngàn phương tiện từ khắp các hướng dồn về. Len lỏi giữa dòng người, chiếc xe lăn lúc tấp dưới cột đèn tín hiệu phía đường Thái Hà, thoắt cái lại xuất hiện ở vườn hoa phía đường Chùa Bộc.

Cậu bé ngồi trên xe lăn vẫn cam chịu gục đầu vào thành xe, mặc kệ cho thằng bé mặc áo sọc vàng đẩy đến đâu thì đẩy.

Có lúc mệt, thằng bé áo sọc lại để mặc cậu bé tàn tật cùng chiếc xe lăn ngồi một góc để cắp chiếc nắp nhựa chạy loăng quăng xin tiền những người đang dừng xe chờ đèn đỏ. Thấy phóng viên lại gần chụp ảnh, thằng bé áo sọc chạy lại gần và hất hàm vẻ rất ngổ ngáo: “Ai cho chú chụp ảnh anh cháu?”, rồi vội đẩy chiếc xe lăn về phía đường Chùa Bộc.

Chị H., người bán hàng nước ở khu vực vườn hoa phía trước ĐH Thủy lợi tiết lộ: “Thằng cu đẩy xe là em trai thằng bé ngồi xe lăn đấy! Mấy ngày nay thằng em toàn đẩy xe đưa thằng anh ra ngã tư, rồi chạy đi xin tiền. Rồi một ngày 3 cữ, có một bà già nhận là mẹ của 2 thằng đó ra lấy tiền về".

"Ban đầu, tôi cũng tưởng bà ta là mẹ thật, đến hôm 2 thằng bé kia không xin đủ tiền, thế là bà ấy mắng và đánh. Tội nghiệp, thằng nhỏ ngồi trên xe lăn có nói được câu nào đâu mà bị đánh tới tấp. Vừa đánh, bà ta vừa quát: “Lũ ăn hại, đã phải nuôi ăn, nuôi ở chúng mày, tháng nào cũng gửi tiền về cho bố mẹ chúng mày mà giờ chúng mày mải chơi, không kiếm tiền à?" - chị H. nói tiếp.

Ông Th., người làm nghề hàn nhựa xe máy gần đó góp chuyện: “Bà già ấy cũng chỉ là người làm thuê cho “cai” thôi”. Rồi chỉ tay về phía 2 đứa con gái đang dắt 2 cụ già đi xin tiền, ông Th. nói: “Đấy, 2 con bé kia mới đúng là “quản lý” đấy. Nhỏ thế mà gớm mặt, có hôm tôi thấy 2 chị em nó xúm vào đánh bà già trông 2 thằng cu kia vì tội “dám ăn bớt tiền!”. Chúng còn đánh cả 2 ông bà già mà chúng nó dắt đi xin tiền vì tội “lười xin” nữa”.

Từ nhiều ngày nay, 2 anh em cậu bé tàn tật chỉ đi xin tiền ở các ngã tư

Và phóng viên  đã được “thưởng thức” cái sự gớm mặt của 2 “cai nhí” khi lại gần, đưa máy ảnh lên chụp cảnh 2 "cai" này dắt 2 cụ già đi xin tiền quanh khu vực vườn hoa phía trước ĐH Thủy lợi.

Mở đầu bằng những cái lườm nguýt, sau là chửi cạnh khóe, thấy người viết bài vẫn cười cười, đứa lớn hơn tiến lại gần hơn, 2 tay vỗ bành bạch vào mặt vào hông quát: “Mày chụp cái gì mà chụp, bà mày chém phanh mặt mày ra bây giờ”.

Thấy chửi vẫn chưa ăn thua gì, “cai chị” quay lại, gọi thêm “cai em” đến, rồi nhặt mấy viên gạch nhỏ ném rào rào về phía hàng nước mà phóng viên đang ngồi.

2 "cai nhí" dắt ông lão ăn xin bỏ đi sau khi đã chán chửi bới, dọa dẫm phóng viên

Chưa đã, “cai chị” rút điện thoại đi động trong túi ra, gọi cho ai đó kể lể chuyện: “Nó dám chụp ảnh bọn con”. Nhưng rồi đợi mãi không thấy “cứu viện” đến, 2 “mẹ mìn nhí” có vẻ chán chửi rồi nên kéo cả 2 cụ già và 2 anh em cậu bé ngồi trên xe lăn bỏ đi nơi khác.

Theo tìm hiểu của phóng viên, 2 “cai nhí” này hiện đang sống cùng bố mẹ - những “cai” đích thực tại một căn nhà thuê giá 1,2 triệu đồng/ tháng ở khu vực ngõ 70 đường Nguyễn Trãi.

"Cai chị" thường ngồi ghế đá để quan sát "nhân công" làm việc

Còn những nhân công “ăn xin” thì được ở tại một căn nhà nằm sát bờ sông Tô Lịch, đối diện chợ Ngã Tư Sở. Phụ trách việc ăn uống, giặt giũ của các “ăn xin thuê” đều giao cho người đàn bà nhận 2 anh em cậu bé tàn tật phụ trách.

Đây là nơi có "xóm ăn mày" và rất nhiều cai ăn mày mà chúng tôi đã có loạt bài điều tra cách đây không lâu. Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng nuôi người già, trẻ em, người tàn tật rồi bắt đi xin tiền đang công khai xuất hiện trở lại với nhiều thủ đoạn thách thức pháp luật hơn.

( iNETCenter.Vn )
In bài viết Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài mới đăng :
» Tinh trùng yếu liên quan nhiều bệnh khác (16/12/2014)
» Những kiểu phụ nữ dễ thất bại trong hôn nhân (22/12/2008)
» Khi hôn nhân là trò đùa (22/12/2008)
» Chống "vụng trộm" ở công sở (22/12/2008)
» 'Hot boy' nơi công sở (19/12/2008)
» Thật độc ác khi đuổi vợ mang bầu ra khỏi nhà (19/12/2008)
» Mất vợ vì quá nghe lời mẹ (19/12/2008)
» Mẹ đã vì đứa con ích kỉ như tôi mà chết (19/12/2008)
» Yêu là chấp nhận cả những khiếm khuyết (19/12/2008)
» Người đàn ông cưỡng hiếp vợ trong giấc ngủ (17/12/2008)
» Ngoại tình với người cũ vì chán bạn đời (17/12/2008)
» Phải tự tin dù mình không đẹp bằng người ta (13/12/2008)
» Anh rể có 'tình ý' với bạn thân của tôi (13/12/2008)
» Hãy thành thật chuyện 'cái ngàn vàng' (13/12/2008)
» Tiêu chí chọn chồng thời @: Cai laptop sau 11h đêm (12/12/2008)
» Tại sao phụ nữ yêu đàn ông? (06/12/2008)
» Mắc lưới tình với anh chàng "gà trống nuôi con" (06/12/2008)
» Vợ thú nhận ngoại tình, chồng có tha thứ? (05/12/2008)
» Vương vấn tình cũ với anh chồng (04/12/2008)
» Hãy sống cho mình trước tiên (04/12/2008)

Các bài đã đăng :
» Ngại 'yêu' chồng vì bệnh phụ khoa (25/10/2008)
» Nỗi buồn đêm tân hôn (17/10/2008)
 


Đặt làm trang chủ Thêm vào Favorites TOP